Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

ĐẬP TAN tin đồn vẩy nến có thể lây lan

Người bệnh vẩy nến thường bị người thân và những người xung quanh xa lánh bởi lo sợ bệnh lây nhiễm. Chính điều này đẩy người bệnh vào hố sâu ngăn cách, tự ti, mặc cảm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vẩy nến không hề lây lan và đáng sợ như một số người lo lắng.

Vẩy nến có lây từ người này sang người khác không?

Bệnh vẩy nến là một tình trạng da rất phổ biến, mạn tính. Bệnh gây ra bởi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, làm tăng sản xuất tế bào da. Khi quá trình sản sinh tăng lên, tế bào da chết sẽ nhanh hơn dẫn đến sự tích tụ các tế bào da chết trên bề mặt da, gây nên các tổn thương da đỏ rát, có vẩy trắng và ngứa ngáy.
Bệnh vẩy nến có hai yếu tố nguy cơ chính: Hệ thống miễn dịch và yếu tố di truyền của bạn. Hai yếu tố này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, do đó bệnh vẩy nến có thể phát triển khắp cơ thể nhưng nó thường phổ biến nhất ở da đầu, đầu gối và khuỷu tay. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, uống rượu bia, stress, sử dụng thuốc...
Bệnh vẩy nến cũng có thể từ nhẹ đến nặng. Trong các trường hợp nhẹ, tổn thương vẩy nến có diện tích ít hơn 3% cơ thể của bạn và trong trường hợp nặng các tổn thương này chiếm hơn 10% diện tích da. Nếu không được phát hiện và can thiệp bằng các phương pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể lan rộng ra toàn bộ cơ thể.
Xin khẳng định một điều là bệnh vẩy nến không lây lan từ người này sang người khác nhưng nó có thể lan rộng ra các vùng khác nhau trên cơ thể.
Những người chưa bao giờ nhìn thấy bệnh vẩy nến trước đây có thể nghĩ rằng nó là truyền nhiễm. Tuy nhiên, bệnh vẩy nến không phải là một bệnh truyền nhiễm, và các tổn thương da có vẩy không lây lan sang người khác. Vì vậy, những người thân hoặc người xung quanh bệnh nhân vẩy nến có thể yên tâm, không sợ bị lây nhiễm.
Bệnh có thể lây lan ra khắp cơ thể. Hầu hết những người bị vẩy nến đều mắc bệnh vẩy nến thể mảng bám. Bệnh này thường lây lan diện tích rộng với vị trí khởi phát ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu.
Một dạng bệnh vẩy nến trầm trọng gọi là bệnh vẩy nến đỏ da toàn thân khiến tổn thương da lan rộng khắp cơ thể. Loại bệnh vẩy nến này rất hiếm và có thể đe doạ đến tính mạng, vì vậy những người gặp bệnh vẩy nến lan nhanh và đỏ rát nên đi khám bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh.
 
Vẩy nến không lây từ người này sang người khác

7 mẹo để ngăn ngừa bệnh vẩy nến lan rộng trên cơ thể bạn

Khi bị vẩy nến, hãy áp dụng ngay các cách sau để kiểm soát tình trạng vẩy nến:
1. Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng đối với tất cả mọi người, đặc biệt là các bệnh nhân vẩy nến. Trong một cuộc khảo sát gần đây ở Hoa Kỳ, người bị bệnh báo cáo các triệu chứng của vẩy nến được cải thiện sau khi giảm uống rượu, gluten và thực phẩm nightshade. Nightshade bao gồm khoai tây, cà chua, cà tím và một số thực phẩm khác. Sự cải thiện bệnh vẩy nến cũng nhận thấy ở những người bổ sung omega-3, dầu cá, rau cải và vitamin D vào chế độ ăn uống của họ.
 
Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện tình trạng bệnh vẩy nến
2. Tránh hút thuốc và rượu
Điều này có vẻ dễ nói hơn làm. Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu giúp cho lối sống lành mạnh và cải thiện tình trạng bệnh vẩy nến. Hạn chế việc hút thuốc và uống rượu của bạn càng nhiều càng tốt để ngăn ngừa bệnh vẩy nến trở nên tồi tệ hơn.
 
Rượu, bia, thuốc lá khiến tình trạng vẩy nến tồi tệ hơn
3. Bảo vệ da của bạn
Nắng, vết cắt và thậm chí tiêm chủng có thể gây ra bệnh vẩy nến. Các chấn thương trên da có thể gây phản ứng gọi là hiện tượng Koebner. Nó có thể phát triển vẩy nến ở những vị trí da lành hoặc làm tình trạng tồi tệ hơn. Để tránh điều này xảy ra, hãy thử các mẹo sau:
- Sử dụng kem chống nắng nếu bạn tiếp xúc với ánh mặt trời trong một thời gian dài. Trong ánh nắng có một số tia cực tím có thể giúp lành bệnh vẩy nến nhưng tiếp xúc quá nhiều có thể làm hỏng da và thậm chí có thể dẫn đến ung thư da.
- Cẩn thận để tránh những vết cắt hoặc vết xước.
- Chú ý đến vùng da sau  khi tiêm chủng bởi tiêm chủng có thể dẫn đến sự hình thành vẩy nến.
 
Bảo vệ da giúp ngăn chặn nguy cơ vẩy nến khởi phát
4. Giảm căng thẳng
Kiểm soát căng thẳng không phải điều dễ dàng. Bất cứ điều gì từ sự thay đổi đột ngột của đời sống, như nghỉ việc làm, mất người thân hoặc những căng thẳng kinh niên đều liên quan đến sự gia tăng bệnh vẩy nến.
Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để giảm stress:
- Duy trì cách mà bạn có thể quản lý căng thẳng
- Tìm thời gian để thực hiện các hoạt động mà bạn thích.
- Dành thời gian với những người cùng sở thích
- Giữ cơ thể khỏe mạnh.
- Dành vài phút mỗi ngày chỉ để thở và thư giãn tâm trí của bạn.
 
Giảm căng thẳng, stress giúp cải thiện rất tốt bệnh vẩy nến
5. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc có thể hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn, giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và kiểm soát căng thẳng. Tất cả những điều này rất quan trọng để kiểm soát bệnh vẩy nến của bạn.
Người lớn nên ngủ đủ 7 đến 8 giờ mỗi ngày. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì khi ngủ.
 
Ngủ đủ giấc giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh vẩy nến
6. Xem xét lại một số loại thuốc
Các loại thuốc sau đây có thể dẫn đến tình trạng bệnh vẩy nến:
- Lithium
- Thuốc chống sốt rét
- Propranolol (Inderal)
- Quinidin (Quinora)
- Indomethacin
Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cho rằng một trong những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến bệnh vẩy nến của bạn. Bác sĩ sẽ có chỉ định ngừng thuốc hoặc thay thế bằng thuốc khác cho bạn.
 
Không tự ý sử dụng thuốc để tránh bị vẩy nến “hỏi thăm”
7. Dưỡng ẩm da
Da quá khô có thể gây ra bệnh vẩy nến. Tránh tắm nước quá nóng vì có thể làm khô da của bạn. Sau khi tắm, bạn nên dùng khăn thấm nước trên da và thoa kem dưỡng da để tránh tình trạng da bị bong tróc. Bạn cũng có thể sử dụng máy làm ẩm trong nhà trong những ngày hanh khô. Điều đó cũng có thể giúp ngăn ngừa khô da.
 
Dưỡng ẩm da giúp ngăn ngừa vẩy nến khởi phát

Chẳng còn mặc cảm vì vẩy nến vì đã có bộ đôi sản phẩm thiên nhiên siêu “thần thánh” này!

Vẩy nến khởi phát do nhiều nguyên nhân như di truyền, yếu tố môi trường, thói quen sống... Yếu tố di truyền chúng ta khó có thể tác động nhưng thói quen hàng ngày và yếu tố môi trường hoàn toàn có thể thay đổi theo hướng tích cực hơn. Stress, khói thuốc lá, uống rượu bia, ngủ không đủ giấc là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh vẩy nến. Bạn nên hạn chế các thói quen này để ngăn ngừa tình trạng bệnh vẩy nến.
Thay đổi lối sống khoa học hơn sẽ giúp bạn tránh xa bệnh vẩy nến. Nhưng điều đó là chưa đủ. Người bệnh cần kết hợp thêm các phương pháp khác như sử dụng sản phẩm thiên nhiên ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả hơn. Một phương pháp được nhiều chuyên gia y tế đánh giá cao là sử dụng các sản phẩm thành phần thiên nhiên, đặc biệt là cây sói rừng và chitosan. Đây là phương pháp điều trị vẩy nến được nhiều chuyên gia y tế đầu ngành khuyến khích sử dụng và được chứng minh hiệu quả qua kết quả điều trị bệnh của hàng nghìn bệnh nhân.
 
Thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang và kem dược liệu Explaq
Sói rừng từ ngàn đời nay đã được sử dụng để điều trị các bệnh tự miễn, như bệnh vẩy nến. Kế thừa và phát huy những công dụng tuyệt vời đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết hợp với một số thảo dược như thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá bào chế nên thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Sản phẩm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa vẩy nến tái phát.
Chitosan là chất tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua... có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cực hiệu quả. Nắm bắt được những tác dụng đó, các nhà khoa học đã bào chế ra kem dược liệu Explaq có thành phần chính là chitosan kết hợp với phá cố chỉ, ba chạc và lá sòi giúp tái tạo làn da bị tổn thương do vẩy nến, dưỡng da, cung cấp độ ẩm cho da, mang lại làn da khỏe mạnh.
Điều trị vẩy nến với phương pháp “Trong uống – Ngoài bôi” như thế nào hiệu quả? Hãy cùng lắng nghe lời giải đáp của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương trong video dưới đây. Mời quý độc giả cùng theo dõi:

Nhiều bệnh nhân sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang và Explaq đã cải thiện đáng kể các triệu chứng vẩy nến, mang lại cuộc sống đầy niềm vui và hạnh phúc. Dưới đây là một phản hồi điển hình:
 
Bác Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1954, ở Bãi Má, thôn Đức Thịnh, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang). Cùng lắng nghe chia sẻ của bác trong video dưới đây:

Bà Nguyễn Thị Kim Bình (sinh năm 1948, trú tại số Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) kể về hành trình điều trị vẩy nến của mình trong video dưới đây:

Ông Ngô Tấn Xuân (trú tại số 110 đường Thống Nhất, TT Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) bị vẩy nến nhiều năm. Cùng xem thêm chia sẻ của ông Xuân TẠI ĐÂY.
Vẩy nến không hề lây lan từ người này sang người khác. Vì thế, nếu gia đình bạn có người bị vẩy nến, hãy chăm sóc và giúp đỡ họ vượt qua sự tự ti, mặc cảm bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng. Đồng thời, bạn hãy mua Kim Miễn Khang và Explaq cho người nhà của mình sử dụng để “xua đuổi” thành công bệnh, mang lại cuộc sống hạnh phúc, an vui.
Quý độc giả có thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006107 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Nguyễn Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét