Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Bệnh nhân cần chú ý những gì khi chữa vẩy nến

Chữa vẩy nến cần kiên nhẫn

 
Vẩy nến là một bệnh tự miễn mạn tính. Bệnh biểu hiện với những nốt vẩy trắng xám, bên dưới là những mảng da dát đỏ, giới hạn tách biệt với vùng da lành. Sở dĩ gọi là bệnh vẩy nến vì khi cạo hoặc xoa lên vùng da đó, các vẩy sẽ bong ra, nhìn giống như sáp nến. Cũng như các bệnh tự miễn khác, bệnh vẩy nến hiện nay chưa có phương pháp giúp chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị đều nhằm mục đích giảm triệu chứng bệnh, hạn chế thương tổn, ngăn ngừa tái phát. Nhiều người bệnh có suy nghĩ: không chữa khỏi thì điều trị làm gì, tốn tiền mà cuối cùng cũng “ra đi”. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn không nên. Vì cuộc sống con người, điều quan trọng không phải là dài hay ngắn, mà là cách sống, sống với tinh thần thoải mái, lạc quan, tự tin hay sống trong tâm trạng u uất, chán nản.  Đặc biệt với bệnh vẩy nến, tâm trạng người bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng của bệnh. Vì vậy, người bệnh cần nhận thức được rằng, bệnh vẩy nến là bệnh mạn tính, cũng như nhiều bệnh khác, chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể sống chung với nó, mà chất lượng cuộc sống vẫn tốt và điều trị bệnh vẩy nến rất cần sự kiên trì.
 

 
Chữa vẩy nến người bệnh cần lạc quan
 

Những lưu ý khi chữa bệnh vẩy nến

 
Để có thể chung sống một cách hòa bình với bệnh, ngoài việc tuần thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh vẩy nến cần thực hiện tốt một số lưu ý sau:
 
-         Không gãi chỗ ngứa để tránh trầy xước và làm bệnh nặng thêm.
 
-         Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da, dùng nước ấm, không dùng nước quá nóng, xà phòng quá mạnh, sẽ khiến da khô, ngứa, gây kích ứng làm bệnh nặng thêm. Lau da nhẹ nhàng.
 
-         Có thể ngâm mình khoảng 15 phút trong bồn tắm có pha các dầu tắm như: Epson, Dead Sea salt, dầu thực vật
 
-         Sử dụng các loại kem làm ẩm da ngay sau khi tắm, để tăng độ ẩm cho da.
 
-         Có thể phơi nắng nhẹ nhưng tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm và thời gian phơi nắng. Phơi nắng có thể giúp triệu chứng bệnh giảm bớt, nhưng tránh ánh nắng mạnh, thời gian dài.
 
-         Định kỳ đi khám bác sĩ để được theo dõi tình trạng bệnh.
 
-         Chủ động tìm hiểu thêm thông tin về bệnh, điều trị, chú ý chọn lọc thông tin khoa học, chính thống, tham khảo ý kiến bác sĩ khi áp dụng biện pháp điều trị mới.
 
Vẩy nến là một bệnh mạn tính, nhưng nếu biết cách điều trị đúng, người bệnh có thể có một cuộc sống hạnh phúc viên mãn.
Thu Hòa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét